Chương trình đào tạo ngành Sửa chữa thiết bị may trình độ cao đẳng nhằm đào tạo kỹ sư thực hành có kiến thức về chế tạo, thiết kế chi tiết máy, gia công kim loại; có khả năng đưa ra được giải pháp chế tạo, khai thác, vận hành, sửa chữa các loại máy móc thiết bị ngành may; có khả năng tiếp nhận, triển khai và chuyển giao công nghệ, lắp đặt các thiết bị, hệ thống dây chuyền may, tổ chức, quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp may.
Tín Chỉ
95
Buổi học
468
Môn học
26
- Kiến thức về khoa học cơ bản, Vật liệu cơ khí, Sức bền vật liệu, Nguyên lý- chi tiết máy, Vẽ kỹ thuật - dung sai, Kỹ thuật điện - điện tử.
- Thuật ngữ tiếng Anh trong các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị may.
- Cấu tạo và công dụng của các trang thiết bị, dụng cụ dùng cho nghề nguội sửa chữa.
- Các quy trình bảo dưỡng, trung đại tu các loại máy móc thiết bị may công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá hệ thống trang thiết bị trong các doanh nghiệp may.
- Các bước công nghệ về: tháo, lắp, hiệu chỉnh các thiết bị cơ bản trong ngành may như máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy may 2 kim móc xích, máy vắt sổ, máy đính cúc, máy đính bọ, máy thùa khuy, máy kansai bông, máy kansai lưng, và các thiết bị phụ trợ khác trong ngành may.
- Cách lập trình, cài đặt các chức năng trên bảng điều khiển của các loại thiết bị may điện tử
- Các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật dùng cho việc bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc thiết bị ngành may.
- Sử dụng các dụng cụ đo kiểm thông thường: các loại thước cặp, các loại đồng hồ so, các loại calip, các loại dưỡng để đo kiểm các thông số hình học của chi tiết máy.
- Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện thông thường trong xưởng sản xuất: thiết bị chiếu sáng, hệ thống truyền dẫn điện.
- Các loại nguyên liệu may cũng như đánh giá được chất lượng sản phẩm sau gia công.
- Lập dự trù tiêu hao vật tư kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo dưỡng sửa chữa thiết bị may theo kế hoạch hoặc sửa chữa đột xuất.
- Tháo, lắp, điều chỉnh thành thạo các loại thiết bị may: máy may 1 kim, máy may 2 kim, máy may 2 kim móc xích, máy vắt sổ 3 chỉ, 4 chỉ, 5 chỉ, máy đính cúc, máy đính bọ, máy thùa khuy, máy kansai bông, máy kansai lưng, và các thiết bị phụ trợ khác trong ngành may.
- Lập trình, cài đặt, xử lý các chức năng trên bảng điều khiển và điều chỉnh các loại thiết bị may điện tử: máy 1 kim điện tử moto liền trục, máy 2 kim điện tử moto liền trục, máy đính cúc điện tử, máy đính bọ điện tử moto liền trục, máy vắt sổ điện tử, máy thùa khuy điện tử và các thiết bị lập trình
- Thiết kế, lắp đặt các thiết bị trong chuyền may.
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
- Số lượng môn học: 26
- Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 2.340 giờ (95 tín chỉ)
- Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 465 giờ
- Khối lượng các môn học chuyên môn: 1.875 giờ
+ Khối lượng lý thuyết: 423 giờ;
+ Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1392a giờ;
+ Thi, kiểm tra: 60 giờ.
Điều kiện học: tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương, điểm trung bình đạt từ 5 điểm trở lên
- Học phí ngành Sửa chữa thiết bị may: 520.000 đ/tín chỉ.
Ban có thể đăng ký tuyển sinh của ATHC qua các hình thức sau:
1. Đăng ký trực tiếp qua fanpage : Facebook: Học Viện Đào Tạo ATHC Email: hocvienathc@gmail.com
2. Đăng ký trực tiếp trên website https://athc.edu.vn
- Điền vào form đăng ký tuyển sinh và gửi yêu cầu. Đội ngủ tuyển sinh của trường sẽ liên hệ và hỗ trợ hoàn tất các thủ tục nhập học cho bạn.
3. Đăng ký tại trụ sở trường ATHC
- Bạn có thể đến trực tiếp phòng tuyển sinh nằm tại Số 586 Kha Vạn Cân, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh đội ngũ của chúng tôi sẽ hỗ trợ thủ tục cho bạn.
Hiện tại trường có khu nhà ở nội trú dành cho sinh viên ở xa tại 2 cở sở:
Cơ sở 1 ( 2.256m2 ): Số 586 Kha Vạn Cân, Phường Linh Đông, TP. Thủ Đức, TP.HCM
Cơ sở 2 ( 3.800m2): Số 2 Hùng Vương, Xã Sông Trầu, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai
Đối với tất cả các sinh viên đang học tại trường Trường Cao đẳng Công nghệ TP.HCM sau khi tốt nghiệp sẽ được cam kết 100% cơ hội làm việc tại các đơn vị đối tác của trường.